TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
BÀI TRUYỀN THÔNG
Những điều cần biết về Chăm sóc mắt lứa tuổi học đường
Năm học: 2024 - 2025
Ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử như tivi, máy tính hay smartphone là tác nhân hàng đầu gây hại cho mắt. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc các tật khúc xạ ở học sinh nước ta đang gia tăng nhanh chóng, thị lực của các bạn trẻ ngày càng giảm sút. Do đó chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên bằng việc cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi là việc làm rất cần thiết để có một đôi mắt sáng khỏe.
Đôi mắt phải làm việc trung bình từ 16 - 18h/ngày, kể cả khi bạn đang thư giãn hay giải lao, mắt cũng có thể phải điều tiết cho những hoạt động đó. Vậy chúng ta phải làm gì để chăm sóc đôi mắt?
Theo những thống kê mới nhất của các tổ chức y tế, 70% học sinh, sinh viên bị bệnh về mắt trong đó, 53% bị cận thị, 17% bị loạn thị… Đây là một con số rất đáng báo động và cần có những giải pháp cũng như kiến thức chuyên môn để ngăn ngừa tình trạng này.
Các bệnh về mắt không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ của thế hệ trẻ trong tương lai.
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, bởi vậy việc loại bỏ hoàn toàn các thiết bị điện tử trong học tập và giải trí là điều không thể. Thay vào đó, để chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên chúng ta nên ưu tiên giải trí bằng âm nhac, vận động thể lực hơn là giải trí bằng mắt.
1. Hạn chế sử dụng các thiết bị thông minh: điện thoại, máy tính bảng…. Trường hợp bắt buộc phải thao tác trên máy tính thì có những cách sau đây:
- Áp dụng quy tắc 20-20-20: sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 20 feet (khoảng 6m). Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn.
- Phóng to chữ: Ngoài ra, những tài liệu dài và có nhiều chữ các bạn có thể in ra để đọc thay vì đọc trên máy tính hay ipad, … để bảo vệ đôi mắt nhất là vào mùa thi cử.
2. Giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc và viết
* Ngồi học đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, 2 chân khép, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu cúi khoảng 10-15 độ, không được cúi gằm mặt, áp má lên bàn học. GIữ khoảng cách lý tưởng. Học sinh cấp III khoảng 35cm, cấp II khoảng 30 cm, cấp I khoảng 25cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, gia tăng độ cận thị.
Trẻ cần ngồi học cách bàn một khoảng cách được tính từ đầu ngón tay chỏ và ngón tay cái cong lại tới cùi trỏ, khi ngồi trước màn hình máy tính thì khoảng cách từ mắt tới màn hình không ngắn hơn chiều dài một cánh tay.
Ngồi học sai tư thế khiến trẻ mỏi mắt, hoa mắt chóng mặt, đau nhức cột sống cổ. Về lâu dài, mắt có nguy cơ cận thị hoặc tăng nhanh độ cận.
2. Học bài ở trong môi trường đủ ánh sáng
Ánh sáng yếu, mạnh hay màu vàng đều khiến mắt điều tiết nhiều. Tốt nhất, trẻ nên ngồi học nơi đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để bảo vệ đôi mắt. Ánh sáng dùng làm việc gần phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Cường độ ánh sáng tối thiểu để làm việc gần là 200 Lux nhưng tối đa không quá 500 Lux.
Buổi tối, ngoài ánh sáng trong phòng cần một ngọn đèn có công suất thấp để bàn chiếu từ sau qua vai hơn là chiếu từ phía trước để tránh phản xạ vào mắt.Nên kết hợp giữa 1 đèn bóng tròn ( ánh sáng đỏ) và 1 đèn ống ( ánh sáng trắng ).
Khi ngồi trước màn hình vi tính, để giảm thiểu ánh sáng chói phản xạ từ máy tính có thể nâng cấp màn hình hoặc đeo kính phủ lớp phản quang\
3. Để mắt nghỉ ngơi
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress hoặc học tập và làm việc ở khu vực thiếu sáng.
Học bài khoảng 30 – 45 phút nên đứng dậy đi lại, để mắt thư giãn.
Học và làm việc ở khu vực đủ ánh sáng, tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều là một cách chăm sóc mắt hiệu quả.
Massage Mắt: Đây là động tác tương đối đơn giản nhưng khá hữu hiệu để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu. Theo cách 20-20, tức là cứ mỗi 20 phút làm việc gần, chúng ta nhìn xa 1 khoảng 20 feet tức 6m.
Sau mỗi tiết học để mắt nghỉ ngơi 2 đến 3 phút và massage bằng cách dùng ngón tay xoay nhẹ nhàng vòng quanh mắt, vuốt nhẹ vùng bầu mắt và day giữa 2 chân mày sẽ giúp mắt được thư giãn và làm việc hiệu quả hơn.
4. Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt vào khẩu phần ăn hàng ngày như: trứng, cá hồi, bông cải xanh, …
Trẻ từ 10 tuổi trở lên uống 2 lít nước và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để mắt thêm khỏe mạnh. Đồng thời nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời giúp mắt nhìn xa và thư giãn.
Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, cà chua, gấc, lòng đỏ trứng gà; vitamin B: ngũ cốc, rau xanh; Omega: cá hồi, cá ngừ.
5. Vệ sinh mắt
Khi ra ngoài đường, trẻ nên đeo kính bảo vệ để tránh gió, bụi
Hàng ngày nên vệ sinh kỹ các loại kính thuốc bằng nước rửa kính để tránh viêm nhiễm và kính nhĩn rõ hơn.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt.
Không chơi với các đồ vặt sắc nhọn.
Khi có dị vật vào mắt phải đến cơ sở y tế khám ngay.
Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
6. Khám mắt định kỳ
Khi thấy các triệu chứng của tật khúc xạ như nheo mắt, mỏi mắt, đau đầu chóng mặt… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa.
Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ, trẻ cần đeo kính đúng số, tái khám định kỳ 6 tháng một lần.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền