Dinh dưỡng và hoạt động thể lực đối với lứa tuổi học sinh

Chủ nhật - 21/01/2024 21:26
Dinh dưỡng và hoạt động thể lực đối với lứa tuổi học sinh
TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
BÀI TRUYỀN THÔNG
Dinh dưỡng và hoạt động thể lực
Năm học: 2023 – 2024
  1. Dinh dưỡng 

Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khoẻ của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khoẻ.
Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin
Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hoá bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ như chỉ ăn thịt, cá mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả.
- Ăn đủ bốn nhóm chất trong mỗi bữa ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.
- Ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá.
- Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
- Ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Ăn đúng bữa, không ăn vặt; không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
- Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày nên chúng ta cần được ăn bữa sáng đầy đủ.
- Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.
- Không ăn mặn.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, phẩm chất đạo đức và tâm lý.
- Giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và lao động.
* Đối với trẻ thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp.
Khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, các bệnh mạn tính không lây và hội chứng chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành, kèm theo đó là các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư...
          Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần lưu ý những gì?
          Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
         Ăn đủ chất, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
          Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
          Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
          Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau.
          Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
          Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
          Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.
          Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.
* Đối với trẻ suy dinh dưỡng
Nguyên tắc chung trong một bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là cố gắng làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng trong bữa ăn, tùy theo lứa tuổi và mức độ dung nạp.
Protein: Ưu tiên ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như: Thịt, tôm, cua, cá, trứng, sữa, các loại đậu,...
Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, giúp trẻ sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Khi thiếu vitamin A sẽ gây quáng gà, khô mắt, loét giác mạc gây mù lòa, chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như: viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da.
Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc
Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus. Vitamin E cũng có khả năng giữ cho các mạch máu giãn nở đủ rộng nhằm đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra vitamin E còn có vai trò kết nối các tế bào để khiến chúng cùng nhau thực hiện nhiều chức năng quan trọng.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vitamin nhóm B (đặc biệt là B6 - B12). Vitamin nhóm B có nhiều trong gạo lứt, các loại đậu, thịt gà, rau lá xanh thẫm, chuối, sữa, pho mát.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung Vitamin C. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung kẽm. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà,...
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung Selen, Lysine, Canxi, Sắt
Bổ sung sữa dinh dưỡng cho trẻ.

2. Hoạt động thể lực
Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chúng ta cần tăng cường các  hoạt động thể lực đều đặn để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì:
- Tích cực tham gia các giờ thể dục ở trường
- Tham gia chơi các trò chơi vận động trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học
- Tham gia các hoạt động thể thao như đá bóng, bóng rổ, bơi lội, tập võ, múa, đá cầu, cầu lông, thể dục nhịp điệu , bóng bàn, nhảy dây, kéo co, các bài thể dục thông thường, thể dục nhịp điệu, v.v).
- Tăng cường đi bộ đến trường và về nhà hằng ngày 
- Tích cực giúp cha mẹ làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, phụ giúp công việc làm bếp
- Không nên lười vận động như ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử, điện thoại.


                                                                              NHÂN VIÊN Y TẾ                         


                                                                                          Trần Thị Chuyên                            

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó.”
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam "Tổ quốc bên bờ sóng" năm 2022 diễn ra từ tháng 6-8/2022. Vòng thi chung kết toàn quốc được tổ chức trực tiếp vào tháng 9-10/2022 tại Hà Nội.

Cách thức tham gia:

Cách 1: Truy cập website http://www.toquocbenbosong.vn để đăng ký, đăng nhập thông tin tham gia cuộc thi.

Cách 2: Tải ứng dụng "Tổ quốc bên bờ sóng" trên điện thoại di động từ kho ứng dụng App Store hoặc CH Play.

Cách 3: Truy cập gián tiếp thông qua các banner mời tham cuộc thi được đăng tải trên giao diện trang chủ của các cơ quan báo chí, truyền thông để đăng ký tham gia cuộc thi.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây