Bài truyền thông phòng, chống pháo, vũ khí, vật liệu nổ

Thứ bảy - 08/01/2022 09:38
Bài truyền thông phòng, chống pháo, vũ khí, vật liệu nổ
TRƯỜNG THCS DÂN HÒA

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG PHÁO, VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ

          Trong những năm qua, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc nghiêm trọng và truy tố, xét xử theo pháp luật do vi phạm các quy định về phòng, chống pháo, vũ khí và vật liệu nổ. Pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân
          Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 406 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và các văn bản pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, xử phạt nặng và truy tố trước pháp luật; trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử phạt theo quy định.

          Trước những tác hại của việc sản xuất, đốt pháo nổ và thả đèn trời, ngày 15/04/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo và Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/07/2009 về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời, cụ thể:
          1. Tại Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
          - Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
          - Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
          - Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
          - Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo
          2. Tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định về các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng như sau:
          - Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
          - Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
          - Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
          - Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
          3. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, trong đó quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo nổ, cụ thể như sau:
          - Tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép;
          - Tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện đối với một trong những hành vi: Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.
          - Tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.
          4. Người đốt pháo bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:
          - Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ luật Hình sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
          + Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;
          + Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;
          + Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;
          + Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1 kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;
          + Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.
          - Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:
          + Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”;
          + Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;
          + Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;
          + Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5 kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.
          - Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.
          5. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” đối với:
          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2 kg đến dưới 30 kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 1 kg đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, bị phạt tù từ 01 năm đến 5 năm. Nếu vận chuyển, mua bán trái phép qua biên giới, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 30 kg đến dưới 90 kg; thuốc pháo có số lượng từ 15 kg đến dưới 75 kg, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm;
          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 90 kg đến dưới 300 kg; thuốc pháo có số lượng từ 75 kg đến dưới 200 kg, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
          - Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 300 kg trở lên; thuốc pháo có số lượng từ 200 kg trở lên, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.  
          Chào xuân mới và mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, các em học sinh trong toàn trường thực hiện:
          1. Tuyệt đối không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán.
          2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.
          3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an xã để xử lý kịp thời theo pháp luật.
          Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới và mùa Lễ hội xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

                                                          Dân Hòa, ngày 08 tháng 1 năm 2022
          Nhân viên y tế                                           PHÓ HIỆU TRƯỞNG



          Trần Thị Chuyên                                                         Nguyễn Xuân Chinh


















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó.”
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam "Tổ quốc bên bờ sóng" năm 2022 diễn ra từ tháng 6-8/2022. Vòng thi chung kết toàn quốc được tổ chức trực tiếp vào tháng 9-10/2022 tại Hà Nội.

Cách thức tham gia:

Cách 1: Truy cập website http://www.toquocbenbosong.vn để đăng ký, đăng nhập thông tin tham gia cuộc thi.

Cách 2: Tải ứng dụng "Tổ quốc bên bờ sóng" trên điện thoại di động từ kho ứng dụng App Store hoặc CH Play.

Cách 3: Truy cập gián tiếp thông qua các banner mời tham cuộc thi được đăng tải trên giao diện trang chủ của các cơ quan báo chí, truyền thông để đăng ký tham gia cuộc thi.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây