Bài tuyên truyền Phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới năm học: 2022 – 2023

Thứ năm - 13/04/2023 08:35
TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
Năm học: 2022 – 2023
       Những ngày gần đây, số mắc COVID-19 mới trên cả nước gia tăng trở lại. Từ ngày 8-4, số ca mắc mới (được báo cáo lên hệ thống) đã tăng mạnh lên hơn 100 ca mắc/ngày. Ngày 11-4, con số này tăng vọt lên 184 ca mắc mới, cao nhất từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong ngày 12/4/2023 (tính đến 18h00) ghi nhận 96 ca mắc tại 13/30 quận, huyện, thị xã.
     Một số bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận ca nhập viện do COVID-19 cũng gia tăng nhanh chóng. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương ngày 12-4 đang điều trị cho 100 bệnh nhân COVID-19, tăng 25 ca mắc trong 1 ngày (ngày 11-4 là 75 ca), trong đó nhiều bệnh nhân phải thở máy, thở oxy. 
      
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, triệu chứng ban đầu của các ca mắc COVID-19 mới không có nhiều biến đổi, chủ yếu là ho, sốt, mệt mỏi, đau nhức người… 
      
Tại Việt Nam, biến thể XBB.1.5 xuất hiện từ tháng 1-2023 và cũng được Bộ Y tế cảnh báo biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn. Hiện nay thời tiết giao mùa tại miền Bắc là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút phát triển, trong đó có vi rút SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, còn do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, khử khuẩn thường xuyên của nhiều người dân. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm tại một số nơi còn thấp cũng khiến ca COVID-19 mắc, ca nhập viện có dấu hiệu gia tăng
     
Biện pháp phòng bệnh COVID-19 hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin phòng COVID-19, giảm thiểu bệnh nhân chuyển nặng, nhập viện và tử vong.
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Thực hiện thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới của Bộ Y tế với các biện pháp:  2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.
1. KHẨU TRANG: Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bắt buộc đeo khẩu trang đối với:
- Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19;
- Tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4. Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.
2. KHỬ KHUẨN: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
3. VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
 - Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:
+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
+ Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
+ Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
+ Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương. “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” Người dân hãy cùng đoàn kết, chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn thể xã hội
* HƯỚNG DẪN KHỬ KHUẨN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Đối với nơi ở, nơi làm việc, trường học, hộ gia đình.
a) Thực hiện tốt vệ sinh môi trường khi không có người mắc hoặc nghi mắc COVID-19.
b) Khi có người có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 (đau họng, sốt, ho, khó thở), hoặc được xác định mắc COVID-19; hoặc nơi ở, nơi lưu trú được sử dụng để cách ly người mắc COVID-19:
- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn hàng ngày các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc (như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy (nếu có), vòi nước, nút xả bồn cầu, mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, bàn phím,...).
- Biện pháp thực hiện: Dùng khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc cồn 70% lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.   Nếu sàn nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch sàn nhà, bề mặt bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, kính bảo vệ mắt khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn.
Trên đây là bài tuyên truyền nhà trường mong tất cả phụ huynh, học sinh và toàn thể Quý thầy cô nhà trường hiểu được sự nguy hiểm của bệnh COVID-19. Từ đó tự biết cách bảo vệ bản thân cho người thân và những người xung quanh.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó.”
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam "Tổ quốc bên bờ sóng" năm 2022 diễn ra từ tháng 6-8/2022. Vòng thi chung kết toàn quốc được tổ chức trực tiếp vào tháng 9-10/2022 tại Hà Nội.

Cách thức tham gia:

Cách 1: Truy cập website http://www.toquocbenbosong.vn để đăng ký, đăng nhập thông tin tham gia cuộc thi.

Cách 2: Tải ứng dụng "Tổ quốc bên bờ sóng" trên điện thoại di động từ kho ứng dụng App Store hoặc CH Play.

Cách 3: Truy cập gián tiếp thông qua các banner mời tham cuộc thi được đăng tải trên giao diện trang chủ của các cơ quan báo chí, truyền thông để đăng ký tham gia cuộc thi.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây